Hải An
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta tiếp tục nhất quán khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của
pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của
Tổ quốc và nhân dân”. Đây chính là cơ sở quan trọng nhằm đoàn kết dân
tộc, đoàn kết tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta -
giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, với các lí do khác nhau ở đâu đó trên đất nước Việt Nam một số
nhà tu hành đã đi ngược lại chính sách, pháp luật của Nhà nước về đoàn kết dân
tộc, đi ngược lại những răn dạy, huấn từ của bề trên…khiến mối quan hệ giữa
chính quyền và giáo hội có những thời điểm chưa có sự thống nhất trong cách ứng
xử, gián tiếp ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.
Những năm trước đây, ngoài Tòa Khâm sứ, giáo xứ
Thái Hà, gây xáo trộn xã hội, một số nơi, nhất là phía Bắc, một số Linh mục
quản xứ cũng đã kích động giáo dân tranh giành đất, xây dựng bất hợp pháp, tổ
chức nhiều đoàn thể chưa được pháp luật cho phép, tỏ ra bất tuân
thượng lệnh. Bây giờ, gần cuối năm, vào mùa Giáng sinh, xã Tân Hương, huyện Tân
Kỳ, miền núi Nghệ An, nơi có giáo xứ Làng Rào, với hộ dân và tín hữu Kito giáo
chiếm 2/3 cư dân địa phương, đã kích động giáo dân phá cổng chào và muốn quản
lý cả khu vực mà Linh mục Phạm Thế Hưng tuyên bố: “Từ đường mòn Hồ Chí Minh vào
giáo xứ là đất của giáo xứ”.
Kể cũng lạ, một tôn giáo có hệ thống tổ chức chặt chẽ nhất
như Kito giáo La Mã, các giáo xứ lại luôn có những manh động vượt ngoài tổ chức
kể từ ngày nước nhà hòa bình, thống nhất và độc lập; trong khi đó, hầu hết các
tôn giáo sinh hoạt hợp pháp đều nghiêm chỉnh chấp hành Pháp lệnh tín ngưỡng tôn
giáo của Chính phủ, Nghị định 92/NĐ-CP và vâng lệnh của tổ chức tôn giáo mình.
Những biến động do các giáo xứ phát khởi, hầu hết là tranh
giành đất đai, cơ sở vật chất. Trong Thánh kinh, Chúa từng bảo: "Vương
quốc ta không phải tại thế gian nầy mà là ở trên trời”. Giáo chủ đã bảo
thế mà giáo dân, Linh mục luôn bất chấp lời dạy đó, muốn tranh giành quyền lợi
vật chất với người trần tục? Những tranh chấp xảy ra luôn là bất hợp lý về luật
pháp, cộng thêm tính khiêu khích xem thường pháp luật và manh động đẩy giáo dân
vào con đường thí mạng. Giáo dân luôn là bầy cừu non phục tùng mệnh lệnh các
Linh mục, nghĩa là thực hiện đức “vâng lời” một cách tuyệt đối, thì ngược lại,
các Linh mục không thừa nhận đức “vâng lời” bề trên mà khi chịu chức đã tuyên
hứa. Việc này chứng minh qua sự can thiệp của Tòa Giám mục Vinh mà Linh mục
Phạm Thế Hưng tại Làng Rào vẫn bỏ ngoài tai.
Qua tranh chấp tại giáo xứ Làng Rào, xã Tân Hương, huyện Tân
Kỳ, Nghệ An, tuy tầm vóc không như Thái Hà, nhưng tính xuẩn động của Linh mục
Hưng tỏ ra xem thường chính quyền, hăm dọa cán bộ, thách thức luật pháp, còn
quy định thời gian buộc chính quyền phải giải quyết theo yêu cầu.
Vào tháng 4/2012, xã xây cổng chào thuộc cụm dân cư Xuân
Liên do UBND xã thực hiện, cổng chào nằm trên đường liên xã Tân Hương – Tân An
cách cổng giáo xứ Làng Rào 300m, cách đường mòn Hồ Chí Minh 06km. Thế nhưng,
sáng 14/11/2012, UBND xã Tân Hương treo biều ngữ: “NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM MUÔN NĂM” và “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” đã bị kẻ
xấu tháo bỏ dưới hồ nước bên chân cổng rào vào đêm hôm đó. Trước đó, Ngày
10/12/2012, Linh mục Hưng và Hội đồng mục vụ giáo xứ có đơn kiến nghị UBND các
cấp chuyển cổng chào đến vị trí khác, vì quá gần giáo xứ và nhà nước treo khẩu
hiệu “khó coi” “Nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam muôn năm” và “toàn dân đoàn kết tham gia xây dựng nông thôn
mới” trong nội dung đơn còn bộc lộ thách thức chính quyền; đơn gồm có chữ ký
của linh mục quản xứ, 12 người trong HĐMV xứ, 65 giáo dân.
Sáng 11/11/2012, trong lễ tại Nhà thờ giáo xứ Làng Rào, Linh
mục Phạm Thế Hưng đã yêu cầu bà con giáo dân thuộc họ Làng Rào (xóm 11, Tân
Hương, Tân Kỳ) sau khi lễ xong ra tháo dỡ cổng chào cụm Xuân Liên. Tuy vậy do
trời mưa, và một số giáo dân chưa nhất trí nên không thực hiện.
Ngày 25/11/2012, Linh mục Hưng tiếp tục rao giảng huy động
giáo dân tiếp tục tháo dỡ cổng chào. Nhưng do chính quyền vận động nên chưa
thực hiện, Linh mục Hưng yêu cầu chính quyền đến ngày 26/11/2012 phải trả lời
theo đề nghị linh mục, nếu không ngày 27/11/2012 sẽ huy động giáo dân ra tháo
dỡ cổng chào; đồng thời đe dọa giáo dân: “Nếu bà con giáo dân xứ Làng Rào không
tháo dỡ được cổng chào thì linh mục sẽ không làm lễ chầu lượt cho giáo xứ”.
Sáng 16/12/2012, Linh mục Phạm Thế Hưng đã chỉ đạo giáo dân
tháo dỡ cổng chào, khoảng 9h30’ độ chừng 50 người đến tập trung tại khu vực
cổng chào (chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em) một số cầm liềm, dao... sau đó
huy động các thanh niên kéo đến càng đông, có khoảng 300 người chủ yếu là thanh
niên, phụ nữ... dùng dụng cụ cuốc, xẻng, xà beng, búa tạ... đào chân móng, đập
bê tông; sau khoảng 40 phút thì cổng chào được hạ xuống, rồi tháo dỡ thành 3
khúc và khiêng đến bỏ bên ngoài bờ rào của một nhà người lương gần cổng nhà
thờ.
Trong quá trình giáo dân đang tháo dỡ linh mục quản xứ Phạm
Thế Hưng trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo khoảng 15 phút sau trở về nhà thờ
sử dụng loa phóng thanh tiếp tục chỉ đạo giáo dân và có lời nói xúc phạm cán bộ
và chính quyền “Đuổi mấy thằng Công an huyện, Công an xã đi, để đứng đó tôi
thấy rác mắt lắm”, “Đừng để Cộng sản quay phim chụp ảnh”.
Chiều ngày 16/12/2012, Linh mục Hưng có rao giảng tại nhà
thờ xứ: Từ nay cho đến tết Nguyên đán mà chính quyền không giải quyết dứt điểm
vấn đề chợ Làng Rào thì sẽ chỉ đạo giáo dân tiến hành phá tường và tập kết
nguyên vật liệu để xây dựng trường dạy giáo lý trên khuôn viên sân vận động
Làng Rào (đối diện chợ Làng Rào) do chính quyền quản lý.
Ngày 20/12/2012, Linh mục Hưng tiếp tục kich động giáo dân
đến ngăn cản số công nhân đang thi công bờ rào ở khu vực chợ Làng Rào với lí do
"để giáo xứ xây dựng nhà giáo lý” (chủ trương của chính quyền là để xây
dựng sân vận động bà con lương – giáo cùng sử dụng) cán bộ của huyện vào tuyên
truyền, vận động, giải quyết vụ việc thì bị một số giáo dân bao vây, không cho
xe ôtô vào. Một số manh động đã có những lời nói lăng mạ, chửi bới, thậm chí xô
đẩy, ném đá, làm một số cán bộ bị xây xát, đá ném trúng vào người.
Linh mục Phạm Thế Hưng còn tuyên bố đoạn đường trước nhà thờ
(đường huyện lộ dài khoảng 6km từ đường mòn Hồ Chí Minh vào là quyền của giáo
xứ) hiện giáo xứ đã cho dựng 04 cổng chào trang hoàng rực rỡ và treo nhiều khẩu
hiệu ca ngợi Thiên chúa và nước trời...
Chính quyền địa phương trả lời văn bản của Linh mục Hưng,
Hội Đồng mục vụ và Cộng đoàn giáo xứ làng Rào là yêu cầu của giáo xứ không đủ
yếu tố pháp lý, tuy nhiên, địa phương vẫn tạo điều kiện cho giáo xứ treo khẩu
hiệu, hình ảnh trong những lễ trọng và lễ truyền thống, thế nhưng, với thiện
chí của chính quyền vẫn chưa thỏa mãn tính hiếu chiến và lòng tham vọng của Linh
mục Hưng.
Trước diễn biến này TGM Vinh có thái độ khuyên can nhưng
Linh mục Hưng đã bất chấp không thèm nghe.
- Do trong dịp lễ Noel, lễ trọng của Kito giáo, Chính quyền
đã hết sức thiện chí không xử lý mạnh, còn tổ chức thăm hỏi... nhưng linh mục
Hưng coi thường kỷ cương phép nước, coi thường chính quyền, bất tuân chỉ đạo
của TGM (?) ngang ngược kích động giáo dân vi phạm pháp luật, sau vụ việc đã
nhiều lần chính quyền mời ra làm việc, đối thoại Linh mục Hưng không những
không ra còn tiếp tục kích động,
dấn sâu vào hành vi phạm tội.
Linh mục Hưng đã thấy rằng, từ Tòa Khâm Sứ đến giáo xứ Thái
Hà, từ Linh mục Lý đến Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, từ Tỉnh nầy đến Thành nọ,
các Linh mục xách động giáo dân đều nhận sự thất bại trước pháp lý và pháp
luật. Những xách động trên đều không được sự đồng thuận của Hội đồng Giám mục
và ngay cả Tòa Thánh. Các vị vì tư lợi nhỏ nhen đã làm trở ngại chính sách bang
giao giữa quốc gia Vatican và Nhà nước Việt Nam.
Trong thời gian qua, Nhà nước đã tỏ thiện chí, cử nhiều đoàn
làm việc với đại diện Tòa Thánh để thiết lập ngoại giao chuẩn bị bang giao,
nhưng qua những việc manh động của các Linh mục và giáo dân, tạo nên chướng
ngại không ít cho chính sách hữu hảo nầy. Một số người nghĩ rằng, quý vị Linh
mục giáo xứ không đủ thẩm quyền làm việc này. Chẳng lẽ Giáo hội Kito chơi lá
bài hai mặt? Một tay đưa ra giao hảo, một tay xúi dục con cái chống chính
quyền; Tuy nhiên, Nhà nước nói chung và địa phương nói riêng, vẫn tỏ thiện chí
qua giao tế và linh động uyển chuyển theo chính sách tự do tín ngưỡng.
Tại Tân Kỳ, một huyện miền núi với dân số 12.783 mà đã hết
5.396 giáo dân, tức chiếm gần phân nửa dân số, thế mà 10 họ đạo đã được nhà
nước công nhận, 8 họ còn lại sinh hoạt trái phép mà nhà nước vẫn không khó dễ.
Về cơ sở thờ tự có 02 nhà thờ xứ, 03 nhà thờ họ xây dựng hợp pháp, trong khi đó
07 nhà nguyện trái phép mà vẫn được tồn tại. Về đất đai, 80.738 m2 thì hết
56.858m2 được cấp sổ đỏ. Số còn lại do lấn chiếm bất hợp pháp. Tuy nhiên, Linh
mục Hưng liên tục vi phạm chính sách, pháp luật
nhà nước tại Làng Rào, Tân Kỳ - Tân Hương, chẳng hạn:Thành lập 10
họ đạo trái phép.
Từ 08 đến
10//11/2012, Linh mục Phạm Thế Hưng, quản xứ Làng Rào đã chỉ đạo giáo dân họ
“Thanh An” (họ trái phép) tiến hành san ủi mặt bằng xây dựng nhà nguyện cho họ
“Thanh An” trên diện tích 4.726,2 m2 đất do Linh mục Phạm Thế Hưng ép gia đình
ông Đặng Văn Nhạ, sinh năm 1962, giáo dân xóm Quyết Thắng, Tân An, Tân Kỳ hiến
cho giáo xứ Làng Rào.
Qua những động thái xem thường kỷ cương phép nước như thế,
một Linh mục lãnh đạo tinh thần tín hữu, được đào tạo trường lớp cơ bản về kiến
thức cũng như giáo lý, luật đạo, phải có một nhân cách hiều biết, tự trọng cho
dù không thích chế độ, không hợp đường lối chính trị, nhưng phải chấp hành
chính sách của một quốc gia sở tại. Ngay cả trên đất Mỹ hay bất cứ quốc gia tư bản
nào, không một cá nhân nào có thể tùy tiện làm theo ý mình mà xem
thường phép nước. Việt Nam cũng là một quốc gia có chủ quyền, tất cả mọi công
dân hay ngoại kiều đang sống trên lãnh thổ nầy cũng phải chấp hành pháp luật.
Mọi người dân đều như Linh mục thì đất nước này sẽ loạn; xã hội bất an thì
người dân sẽ sống ra sao thưa Linh mục Hưng? Và Linh mục phải hiểu rằng, ngoài
Kito giáo La Mã tại Việt Nam còn có nhiều tôn giáo khác nhau, họ biết tôn trọng
luật pháp, và số người không có tôn giáo cũng vẫn phải chấp hành luật lệ, có
như thế cuộc sống mới an cư lạc nghiệp.
Nếu thực sự là vậy thì quý vị sai lầm lớn. Trên bình diện
quốc tế cũng như nhân cách cá biệt, người ta chỉ tôn trọng một chính sách, một
cá nhân có phong cách có hiều biết chứ không ai tôn trọng bọn thảo khấu đầu gấu
bao giờ. Con người hơn mọi sinh vật hạ đẳng là cung cách xử sự biết tôn trọng
nhau. Mình có tôn trọng người thì người mới tôn trọng mình. Chính quyền hạ mình
đến thăm viếng giáo xứ nhân mùa Giáng sinh, quý vị xem thường, không tiếp, ít
ra xã giao, thì tư cách người lớn có cho phép thế chăng? Để giải quyết mắc mứu
vừa qua, chính quyền mời quý vị đến họp để giải tỏa, quý vị không cần quan tâm,
thử hỏi thái độ như thế có đáng tôn trọng ?
Ông bà từng nói: “Dễ
người, dễ ta, khó người, khó ta” Tự quý vị thắt thì làm sao Nhà nước mở cho
quý vị?
Nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2013, hi vọng các chủ chăn có
thời giờ chiêm nghiệm tĩnh tâm xét lại nhân cách, thái độ của mình hầu cùng
chính quyền có một lối thoát tốt đẹp hòa hảo hơn. Mong quý vị đừng đẩy giáo dân
vào con đường tuyệt lộ vô ích. Mong các vị hãy đừng làm xấu đi mối quan hệ
lương – giáo, quan hệ giữa giáo hội và chính quyền đã được biết bao thế hệ Linh
mục, giáo dân cùng chung tay vun đắp.
Vấn đề tôn giáo là vấn đề rất nhạy cảm, vì vậy hay bị các thế lực thù địch lợi dụng để kích động gây xung đột giữa các tôn giáo với nhau, giữa tôn giáo và chính quyền nhà nước.
Trả lờiXóaLại là vấn đề tôn giáo nữa à.
Trả lờiXóaLà công dân trên lãnh thổ Việt Nam thì phải chấp hành pháp luật của nước Việt Nam. Chứ không phải muốn làm gì thì làm thì chả ra cái thể thống gì cả
Là một LM thì phải kính chúa, yêu nước; chứ không phải là phản dân hại nước
Trả lờiXóa